CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM Xếp thứ hai trong ba nhóm ngành dẫn đầu về nhu cầu nhân lực giai đoạn 2012-2015. Ngành công nghệ thực phẩm trong những năm trở lại đây đã có những bước tiến dài và vững chắc trên con đường hội nhập và phát triển. Theo thống kê của Bộ giáo dục, trong kỳ thi tuyển sinh năm 2011 số lượng hồ sơ dự tuyển vào ngành Công nghệ Thực phẩm tăng đột biến và tập trung ở các tỉnh miền Trung và miền Nam. Công nghệ thực phẩm là gì? Công nghệ thực phẩm là 1 trong 5 ngành thuộc khối ngành công nghệ chuyên về lĩnh vực bảo quản và chế biến nông sản; kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm trong quá trình chế biến thực phẩm; nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, vận hành dây chuyền sản xuất – bảo quản, tạo nguyên liệu mới trong lĩnh vực thực phẩm hoặc dược phẩm, hóa học,… Người làm công việc của ngành này đòi hỏi phải có sự đam mê nghiên cứu, sáng tạo, tư duy quản lý, nhạy bén về thị trường, có đạo đức nghề nghiệp, khả năng phân tích, đánh giá chất lượng sản phẩm… Công nghệ thực phẩm học gì? Sinh viên sẽ được đào tạo kiến thức nền tảng, chuyên sâu về hoá học, sinh học; vệ sinh an toàn thực phẩm; nguyên liệu chế biến và quy trình phân tích, đánh giá chất lượng thực phẩm; phương pháp chế biến thực phẩm… nhằm tối ưu hoá dinh dưỡng trong việc phục vụ nhu cầu ăn uống của cộng đồng. Ngoài ra, trong quá trình học, sinh viên sẽ được học chuyên sâu về công nghệ chế biến thịt cá, công nghệ đông lạnh thủy sản, bảo quản và chế biến lương thực, công nghệ chế biến sữa và chất béo thực phẩm, công nghệ chế biến đường và đồ uống... Cơ hội việc làm của ngành Công nghệ thực phẩm? Sinh viên ngành Công nghệ thực phẩm sau khi tốt nghiệp có thể làm việc chuyên môn tại các doanh nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm (Chế biến thịt, sữa, cá, cà phê, chè, đồ hộp...), các viện nghiên cứu, công ty liên quan đến lương thực thực phẩm, làm cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực chế biến, bảo quản và nâng cao chất lượng thực phẩm phục vụ trong nước và xuất khẩu hoặc có thể trở thành chuyên gia tư vấn dinh dưỡng cộng đồng, dinh dưỡng lâm sàng tiết chế và an toàn vệ sinh thực phẩm tại các trung tâm dinh dưỡng, trung tâm y tế và trung tâm y tế dự phòng…
II. CÔNG NGHỆ SINH HỌC Một số chuyên ngành hiện đang đào tạo ở các trường như công nghệ vi sinh, công nghệ tế bào, công nghệ mô - công nghệ protein-enzym và kỹ thuật di truyền, CNSH nông nghiệp, CNSH công nghiệp, CNSH môi trường, CNSH thực phẩm, CNSH y dược, tin - sinh học.
Học ngành này, sinh viên được trang bị các kiến thức cơ bản về: nguyên lý và quá trình sinh học đại cương, lý thuyết cơ sở về sinh học thực nghiệm, nội dung cơ bản về công nghệ sinh học để ứng dụng vào các vấn đề trong sinh học và công nghệ sinh học. Mặt khác, sinh viên còn được trang bị những kỹ năng thực hành nghề nghiệp cần thiết như thu thập mẫu, đo đạc và tổng hợp, phân tích các số liệu, sử dụng các phương pháp thí nghiệm hiện đại của Công nghệ sinh học. các công ty nước ngoài chứ không chỉ riêng các doanh nghiệp nhà nước hoặc công ty tư nhân chuyên môn.Một số các công ty nước ngoài có nhu cầu tuyển dụng thường xuyên trong ngành này là: Unilever, Kimberly, Bia Việt Nam, San Miguel, Dutch Lady… III. CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT HÓA HỌC Ngành Công nghệ hóa học (tuyển sinh hai khối A và B) trang bị cho sinh viên những kiến thức chuyên ngành liên quan đến chất lượng, công nghệ, thiết kế, chế tạo và dịch vụ trong các lĩnh vực nghiên cứu và phát triển về hóa chất, thực phẩm. Ngành Công nghệ hóa học hiện có các chuyên ngành đang được đào tạo là Công nghệ hữu cơ - hóa dầu, Công nghệ hợp chất cao phân tử, Công nghệ điện hóa và bảo vệ kim loại, Công nghệ vật liệu silicat, Công nghệ các hợp chất vô cơ và phân bón hóa học, Công nghệ in, máy và thiết bị công nghiệp hóa chất - dầu khí, Công nghệ hóa học môi trường, hóa dược phẩm... Ngoài ra tại nhiều trường ĐH, CĐ khác cũng đào tạo ngành hóa học, chuyên sâu về nghiên cứu khoa học. Sinh viên tốt nghiệp ngành này có thể làm việc trong các ngành công nghiệp hóa chất cơ bản, phân bón, thuốc trừ sâu, cũng như các cơ quan nghiên cứu và phát triển. Ngoài ra còn có thể làm việc ở các lĩnh vực liên quan như ximăng, gốm sứ, thủy tinh, vật liệu xây dựng, kiểm soát ô nhiễm, khai thác chế biến dầu mỏ và khí đốt, xăng dầu, nhớt bôi trơn, dệt nhuộm, chất tẩy rửa, mỹ phẩm, giấy, xử lý nước thải, an toàn nhà máy, vật liệu điện tử, dược phẩm, công nghệ sinh học…
Cơ hội nghề nghiệp cụ thể:
Nhà nghiên cứu: liên tục tìm tòi, tạo ra sản phẩm hóa học mới với những tính năng mới, hợp chất hữu cơ hay vô cơ mới, các công nghệ sản xuất mới… là công việc của nhà hóa học trong lĩnh vực Công nghệ Hóa học. Bạn có thể làm một nhà nghiên cứu hóa học từ những nghiên cứu đơn giản như nghiên cứu để giải thích xem tại sao gừng thì cay và muối lại mặn? Cơ chế sinh ra cảm giác đó? … Cơ hội trở thành Nhà kỹ thuật: là cầu nối biến các nghiên cứu công nghệ trong phòng thí nghiệm thành những dây chuyền sản xuất trong các nhà máy, xí nghiệp để làm ra các sản phẩm chúng ta vẫn dùng hàng ngày. Nhà kỹ thuật sẽ làm việc với bản vẽ, các phản ứng và tính toán từ những khối thiết bị cồng kềnh đến những thiết bị chỉ nhỏ bằng cái ống nghiệm. Hay Kỹ sư điều hành: trở thành một kỹ sư điều hành nghĩa là bạn sẽ làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp, điều khiển và giám sát hoạt động của một hay một số dây chuyền sản xuất. Hoạt động và hiệu quả dây chuyền sản xuất phụ thuộc vào năng lực của bạn. Một nhà tư vấn quản lý hay chuyển giao công nghệ: Bạn đã sở hữu một khối lượng kiến thức khá đầy đủ về Công nghệ Hóa học sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ở trường. Cộng thêm một thời gian hoạt động thực tế, học hỏi kinh nghiệm, bạn có khả năng trở thành nhà tư vấn về quản lý hay nhà chuyển giao công nghệ cho các cơ sở sản xuất những dây chuyền Công nghệ Hóa học. Nhà giáo: Nếu bạn say mê Công nghệ Hóa học mà lại có khả năng sư phạm và yêu thích công việc truyền đạt lại khối kiến thức khổng lồ cho các thế hệ đi sau, bạn có thể lựa chọn con đường của một nhà giáo. Lúc này, bạn là cầu nối tri thức, trao kho tàng Công nghệ Hóa học vào tay những người trẻ. Hiện nay, Kỹ sư Công nghệ Hóa học của Khoa sau khi tốt nghiệp đang làm việc tại các cơ sở sản xuất thuộc những lĩnh vực về Vật liệu kim loại, Vật liệu silicat (ximăng, gốm sứ, sản xuất vật liệu xây dựng, trang trí nội thất...), Vật liệu polymer (gia công chế biến nhựa, cao su, sơn, compozit...), các cơ sở sản xuất thuộc lĩnh vực hóa Dược, Mỹ phẩm, chất tẩy rửa, các Viện nghiên cứu, Trung tâm đo lường và kiểm định chất lượng,… Một số cựu sinh viên có thành tích học tập xuất sắc, còn được nhà trường cho đi học chuyên sâu tại nước ngoài, để phục vụ công tác giảng dạy tại Khoa. |