Thông báo Gần đây
Hiển thị bài đăng 1 - 3trong tổng số 3.
Xem nội dung khác »
|
TUYỂN SINH CAO ĐẲNG >
GIỚI THIỆU CƠ SỞ ĐÀO TẠO
|
Khung chương trình đào tạo NGÀNH BÁO CHÍ TRUYỀN HÌNH
|
CĐ Công nghiệp Thực phẩm đào tạo ngành gì? Cơ hội xin việc ra sao?
CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM Xếp thứ hai trong ba nhóm ngành dẫn đầu về nhu cầu nhân lực giai đoạn 2012-2015. Ngành công nghệ thực phẩm trong những năm trở lại đây đã có những bước tiến dài và vững chắc trên con đường hội nhập và phát triển. Theo thống kê của Bộ giáo dục, trong kỳ thi tuyển sinh năm 2011 số lượng hồ sơ dự tuyển vào ngành Công nghệ Thực phẩm tăng đột biến và tập trung ở các tỉnh miền Trung và miền Nam. Công nghệ thực phẩm là gì? Công nghệ thực phẩm là 1 trong 5 ngành thuộc khối ngành công nghệ chuyên về lĩnh vực bảo quản và chế biến nông sản; kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm trong quá trình chế biến thực phẩm; nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, vận hành dây chuyền sản xuất – bảo quản, tạo nguyên liệu mới trong lĩnh vực thực phẩm hoặc dược phẩm, hóa học,… Người làm công việc của ngành này đòi hỏi phải có sự đam mê nghiên cứu, sáng tạo, tư duy quản lý, nhạy bén về thị trường, có đạo đức nghề nghiệp, khả năng phân tích, đánh giá chất lượng sản phẩm… Công nghệ thực phẩm học gì? Sinh viên sẽ được đào tạo kiến thức nền tảng, chuyên sâu về hoá học, sinh học; vệ sinh an toàn thực phẩm; nguyên liệu chế biến và quy trình phân tích, đánh giá chất lượng thực phẩm; phương pháp chế biến thực phẩm… nhằm tối ưu hoá dinh dưỡng trong việc phục vụ nhu cầu ăn uống của cộng đồng. Ngoài ra, trong quá trình học, sinh viên sẽ được học chuyên sâu về công nghệ chế biến thịt cá, công nghệ đông lạnh thủy sản, bảo quản và chế biến lương thực, công nghệ chế biến sữa và chất béo thực phẩm, công nghệ chế biến đường và đồ uống... Cơ hội việc làm của ngành Công nghệ thực phẩm? Sinh viên ngành Công nghệ thực phẩm sau khi tốt nghiệp có thể làm việc chuyên môn tại các doanh nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm (Chế biến thịt, sữa, cá, cà phê, chè, đồ hộp...), các viện nghiên cứu, công ty liên quan đến lương thực thực phẩm, làm cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực chế biến, bảo quản và nâng cao chất lượng thực phẩm phục vụ trong nước và xuất khẩu hoặc có thể trở thành chuyên gia tư vấn dinh dưỡng cộng đồng, dinh dưỡng lâm sàng tiết chế và an toàn vệ sinh thực phẩm tại các trung tâm dinh dưỡng, trung tâm y tế và trung tâm y tế dự phòng…
II. CÔNG NGHỆ SINH HỌC Một số chuyên ngành hiện đang đào tạo ở các trường như công nghệ vi sinh, công nghệ tế bào, công nghệ mô - công nghệ protein-enzym và kỹ thuật di truyền, CNSH nông nghiệp, CNSH công nghiệp, CNSH môi trường, CNSH thực phẩm, CNSH y dược, tin - sinh học.
Học ngành này, sinh viên được trang bị các kiến thức cơ bản về: nguyên lý và quá trình sinh học đại cương, lý thuyết cơ sở về sinh học thực nghiệm, nội dung cơ bản về công nghệ sinh học để ứng dụng vào các vấn đề trong sinh học và công nghệ sinh học. Mặt khác, sinh viên còn được trang bị những kỹ năng thực hành nghề nghiệp cần thiết như thu thập mẫu, đo đạc và tổng hợp, phân tích các số liệu, sử dụng các phương pháp thí nghiệm hiện đại của Công nghệ sinh học. các công ty nước ngoài chứ không chỉ riêng các doanh nghiệp nhà nước hoặc công ty tư nhân chuyên môn.Một số các công ty nước ngoài có nhu cầu tuyển dụng thường xuyên trong ngành này là: Unilever, Kimberly, Bia Việt Nam, San Miguel, Dutch Lady… III. CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT HÓA HỌC Ngành Công nghệ hóa học (tuyển sinh hai khối A và B) trang bị cho sinh viên những kiến thức chuyên ngành liên quan đến chất lượng, công nghệ, thiết kế, chế tạo và dịch vụ trong các lĩnh vực nghiên cứu và phát triển về hóa chất, thực phẩm. Ngành Công nghệ hóa học hiện có các chuyên ngành đang được đào tạo là Công nghệ hữu cơ - hóa dầu, Công nghệ hợp chất cao phân tử, Công nghệ điện hóa và bảo vệ kim loại, Công nghệ vật liệu silicat, Công nghệ các hợp chất vô cơ và phân bón hóa học, Công nghệ in, máy và thiết bị công nghiệp hóa chất - dầu khí, Công nghệ hóa học môi trường, hóa dược phẩm... Ngoài ra tại nhiều trường ĐH, CĐ khác cũng đào tạo ngành hóa học, chuyên sâu về nghiên cứu khoa học. Sinh viên tốt nghiệp ngành này có thể làm việc trong các ngành công nghiệp hóa chất cơ bản, phân bón, thuốc trừ sâu, cũng như các cơ quan nghiên cứu và phát triển. Ngoài ra còn có thể làm việc ở các lĩnh vực liên quan như ximăng, gốm sứ, thủy tinh, vật liệu xây dựng, kiểm soát ô nhiễm, khai thác chế biến dầu mỏ và khí đốt, xăng dầu, nhớt bôi trơn, dệt nhuộm, chất tẩy rửa, mỹ phẩm, giấy, xử lý nước thải, an toàn nhà máy, vật liệu điện tử, dược phẩm, công nghệ sinh học…
Cơ hội nghề nghiệp cụ thể:
Nhà nghiên cứu: liên tục tìm tòi, tạo ra sản phẩm hóa học mới với những tính năng mới, hợp chất hữu cơ hay vô cơ mới, các công nghệ sản xuất mới… là công việc của nhà hóa học trong lĩnh vực Công nghệ Hóa học. Bạn có thể làm một nhà nghiên cứu hóa học từ những nghiên cứu đơn giản như nghiên cứu để giải thích xem tại sao gừng thì cay và muối lại mặn? Cơ chế sinh ra cảm giác đó? … Cơ hội trở thành Nhà kỹ thuật: là cầu nối biến các nghiên cứu công nghệ trong phòng thí nghiệm thành những dây chuyền sản xuất trong các nhà máy, xí nghiệp để làm ra các sản phẩm chúng ta vẫn dùng hàng ngày. Nhà kỹ thuật sẽ làm việc với bản vẽ, các phản ứng và tính toán từ những khối thiết bị cồng kềnh đến những thiết bị chỉ nhỏ bằng cái ống nghiệm. Hay Kỹ sư điều hành: trở thành một kỹ sư điều hành nghĩa là bạn sẽ làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp, điều khiển và giám sát hoạt động của một hay một số dây chuyền sản xuất. Hoạt động và hiệu quả dây chuyền sản xuất phụ thuộc vào năng lực của bạn. Một nhà tư vấn quản lý hay chuyển giao công nghệ: Bạn đã sở hữu một khối lượng kiến thức khá đầy đủ về Công nghệ Hóa học sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ở trường. Cộng thêm một thời gian hoạt động thực tế, học hỏi kinh nghiệm, bạn có khả năng trở thành nhà tư vấn về quản lý hay nhà chuyển giao công nghệ cho các cơ sở sản xuất những dây chuyền Công nghệ Hóa học. Nhà giáo: Nếu bạn say mê Công nghệ Hóa học mà lại có khả năng sư phạm và yêu thích công việc truyền đạt lại khối kiến thức khổng lồ cho các thế hệ đi sau, bạn có thể lựa chọn con đường của một nhà giáo. Lúc này, bạn là cầu nối tri thức, trao kho tàng Công nghệ Hóa học vào tay những người trẻ. Hiện nay, Kỹ sư Công nghệ Hóa học của Khoa sau khi tốt nghiệp đang làm việc tại các cơ sở sản xuất thuộc những lĩnh vực về Vật liệu kim loại, Vật liệu silicat (ximăng, gốm sứ, sản xuất vật liệu xây dựng, trang trí nội thất...), Vật liệu polymer (gia công chế biến nhựa, cao su, sơn, compozit...), các cơ sở sản xuất thuộc lĩnh vực hóa Dược, Mỹ phẩm, chất tẩy rửa, các Viện nghiên cứu, Trung tâm đo lường và kiểm định chất lượng,… Một số cựu sinh viên có thành tích học tập xuất sắc, còn được nhà trường cho đi học chuyên sâu tại nước ngoài, để phục vụ công tác giảng dạy tại Khoa. |
Giới thiệu về Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM
1. Lịch sử thành lập và quá trình phát triển: Trường Cao đẳng công nghiệp thực phẩm được thành lập trên cơ sở Trường Trung học Kỹ thuật Công nghiệp Thực phẩm. Trường Trung học Kỹ thuật Công nghiệp Thực phẩm được thành lập tháng 5/1967 theo Quyết định số 446/CNn-TCCB của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nhẹ. Tiền thân của Trường là ngành thực phẩm và phân tích thực phẩm của Trường Trung học kỹ thuật công nghiệp nhẹ Hà Bắc. Hơn 1/3 thế kỷ, qua 5 lần tách nhập trực thuộc các Bộ chủ quản khác nhau. Sau 2 lần đổi tên Trường. Nhà trường đã và đang đào tạo được 48 khóa học. Học sinh từ Gia Lai Kon Tum, Quảng Nam Đà Nẵng trở ra các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc. Phục vụ cho các Xí nghiệp chế biến Lương thực, thực phẩm trung ương và địa phương. Học sinh ra trường phục vụ cho các Xí nghiệp thuộc Tổng công ty Chè Việt Nam; Liên Hiệp mía đường; Liên hiệp Rượu bia; Các xí nghiệp bánh mứt kẹo Trung ương, địa phương; Các Sở công nghiệp và thủ công nghiệp Quảng Ninh, Hà Bắc, Vĩnh Phú, Hà Giang, Hà Nội, Tuyên Quang Trường hiện đóng tại Phường Tân Dân-Thành phố Việt Trì-Tỉnh Phú Thọ. Gần nửa thế kỷ xây dựng và phát triển Trường đã đào tạo cho xã hội hàng chục ngàn cán bộ kỹ thuật Trung cấp và công nhân kỹ thuật. Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghiệp Thực phẩm đào tạo đa bậc học và đa ngành nghề cho ngành công nghiệp chế biến lương thực phẩm phục vụ nền kinh tế của đất nước nói chung. Quy mô Nhà trường ngày càng mở rộng. Hiện nay Nhà trường là một cơ sở đào tạo có uy tín của các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc. 2. Chức năng Trường Cao đẳng Công nghiệp Công nghiệp Thực phẩm là cơ sở đào tạo công lập nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trường có chức năng đào tạo cán bộ kỹ thuật hệ Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề. Đồng thời là cơ sở nghiên cứu, triển khai khoa học phục vụ cho sản xuất kinh doanh, phục vụ nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực phát triển kinh tế của ngành và xã hội.Trường chịu sự lãnh đạo và quản lý trực tiếp của Bộ Công Thương, sự quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trường hoạt động theo điều lệ trường Cao đẳng công lập ban theo thông tư: Số: 14/2009/TT-BGDĐT ngày 28/05/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 3. Nhiệm vụ: - Đào tạo cán bộ kỹ thuật hệ Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và Cao đẳng nghề có phẩm chất chính trị đạo đức tốt, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp, có sức khỏe, có năng lực thích ứng với việc làm trong xã hội. - Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, công chức theo yêu cầu của Bộ Công thương. - Nghiên cứu, triển khai ứng dụng khoa học công nghệ, kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học và lao động sản xuất, dịch vụ khoa học và công nghệ. - Liên kết với các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học và các đơn vị sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước. - Quản lý sử dụng và khai thác có hiệu quả đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên, học viên, cơ sở vật chất tài sản các nguồn vốn nhà nước giao, đảm bảo đời sống, giữ gìn trật tự an ninh an toàn xã hội trong nhà trường và địa phương. 4. Ban giám hiệu:
- Hiệu Trưởng: Nguyễn Việt Tấn Phụ trách chung. Chủ tài khoản, phụ trách các công tác: Trực tiếp phụ trách các đơn vị: P.Tài chính - Kế toán, P.Đào tạo, P.Thanh tra khảo thí và đảm bảo chất lượng, Trung tâm CN Sinh học, Trung tâm 1, Khoa CN Thực phẩm, Khoa CN Hóa học. Điện thoại: 02103 846 331 Email: Hieutruong.CTP@moet.edu.vn
- Phó Hiệu Trưởng: Nguyễn Xuân Hải, phó chủ tài khoản. Phụ trách các công tác: Cơ sở vật chất, công tác Hành chính, công tác bảo vệ trật tự trị an, quân sự, phòng cháy chữa cháy, phòng chống bão lụt. Trực tiếp phụ trách các đơn vị: Phòng Tổ chức - Hành chính, phòng Quản trị - Vật tư, Trung tâm 2. Điện thoại: 02103 856 635 Email:
- Phó Hiệu Trưởng: Đinh Đức Lương. Phụ trách các công tác Tuyển sinh, công tác Khoa học Công nghệ và công tác Học sinh, Sinh viên. Trực tiếp phụ trách các đơn vị: Phòng công tác Học sinh, Sinh viên, phòng Quản lý Khoa học và hợp tác Quốc tế, Trung tâm Tuyển sinh và tư vấn việc làm, Trung tâm Thông tin Thư viện, Trung tâm Ngoại ngữ Tin học, Khoa CN Thông tin, Khoa CNKT Điện, Khoa Kế toán - Kiểm toán, Khoa Quản trị và Tài chính, Khoa Khoa học Cơ bản và Kỹ thuật cơ sở, Khoa Lý luận Chính trị. Điện thoại: 02103 898 599 SỨ MỆNH
TẦM NHÌN Phấn đấu đến giai đoạn 2017 – 2020, đưa Trường Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm trở thành trường Đại học đa ngành, có vị thế trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam
GIÁ TRỊ CỐT LÕI Với truyền thống gần nửa thế kỷ xây dựng và phát triển, đã hình thành nên bản sắc văn hóa và triết lý phát triển của trường Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm, với các giá trị cốt lõi sau đây: Chất lượng: Nhà trường hướng đến chất lượng tốt nhất trên mọi lĩnh vực, trong mọi hoạt động của mỗi cá nhân, đơn vị, tập thể và luôn khẳng định trong việc cung cấp một chất lượng giáo dục tốt, nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu người học. Đổi mới và sáng tạo: Nhà trường tạo mọi điều kiện thuận lợi, khuyến khích cho sự đổi mới và sáng tạo trong các hoạt động. Đặc biệt là trong đào tạo và nghiên cứu khoa học. Sáng tạo và tri thức là một trong những mục tiêu quan trọng của nhà trường. Trách nhiệm với người học: Nhà trường cam kết mang đến cho người học một chất lượng đào tạo và phục vụ tốt nhất. Cán bộ, giáo viên và học sinh, sinh viên luôn đề cao tinh thần phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội. Hợp tác và thân thiện: Nhà trường xây dựng một môi trường làm việc thân thiện, hiệu quả, mọi thành viên đều được tôn trọng, bình đẳng và khuyến khích phát triển.
KHẨU HIỆU HÀNH ĐỘNG Chất lượng, sáng tạo, hợp tác, kỷ cương và trách nhiệm là cội nguồn của mọi thành công |
1-3 of 3