Có nên học công nghệ sinh học không? cơ hội việc làm của ngành công nghệ sinh học là gì


1. Học công nghệ sinh học được đào tạo kiến thức gì:

Học ngành này, sinh viên được trang bị các kiến thức cơ bản về: nguyên lý và quá trình sinh học đại 

cương, lý thuyết cơ sở về sinh học thực nghiệm, nội dung cơ bản về công nghệ sinh học để ứng dụng 

vào các vấn đề trong sinh học và công nghệ sinh học.  Mặt khác, sinh viên còn được trang bị những 

kỹ năng thực hành nghề nghiệp cần thiết như thu thập mẫu, đo đạc và tổng hợp, phân tích các số liệu, 

sử dụng các phương pháp thí nghiệm hiện đại của Công nghệ sinh học.


2. Cơ hội việc làm của ngành công nghệ sinh học


Sau khi tốt nghiêp, người học có thể đảm nhận các công việc như: Giảng dạy sinh học (một số môn 

sinh học thực nghiệm) và công nghệ sinh học ở các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên 

nghiệp, Dạy nghề và các trường Trung học Phổ thông; Nghiên cứu khoa học thuộc các lĩnh vực về 

sinh học, sinh học thực nghiệm và công nghệ sinh học ở các viện nghiên cứu, các trung tâm và cơ 

quan nghiên cứu của các bộ, ngành, các trường Đại học và Cao đẳng; Làm việc ở các cơ quan quản 

lý có liên quan đến Sinh học và Công nghệ sinh học của các ngành hoặc các địa phương (bộ, sở, 

phòng,...), các trung tâm, tỉnh, thành phố, quận, huyện; Làm các công việc kỹ thuật, quản lý chất 

lượng, kiểm nghiệm tại các đơn vị sản xuất trong lĩnh vực Công nghệ sinh học, nông, lâm, ngư, y 

dược, khoa học hình sự, công nghiệp nhẹ; các công ty nước ngoài chứ không chỉ riêng các doanh 

nghiệp nhà nước hoặc công ty tư nhân chuyên môn.



PHÂN TÍCH SÂU HƠN VỀ CƠ HỘI VIỆC LÀM


CNSH đã và đang ngày càng tỏ ra thực sự có ý nghĩa lớn đối với đời sống con người. Nhận thức được 

tầm quan trọng đó, CNSH đã được chính phủ nước ta ưu tiên đầu tư rất lớn cho những nghiên cứu và 

những kế hoạch mang tính ứng dụng. Do đó, có rất nhiều cơ hội dành cho các cử nhân/ kỹ sư tốt 

nghiệp ngành công nghệ sinh học ra, bao gồm cả các công ty nước ngoài chứ không chỉ riêng các 

doanh nghiệp nhà nước hoặc công ty tư nhân chuyên môn.

Thông thường, các công ty nước ngoài hay có các phòng thí nghiệm (phòng lap) để đánh giá chỉ tiêu 

nước thải hoặc mức độ độc hại của sản phẩm, chính vì thế mà nhu cầu tuyển dụng ở các vị trí này 

cũng khá nhiều và cần thiết. Còn đối với các doanh nghiệp trong nước chuyên về môi trường, xử lý 

nước thải, cây xanh… cũng luôn có nhu cầu tuyển những nhân viên mới, có năng lực để tiếp cận các 

công nghệ hiện đại. Các bạn học sinh, sinh viên có thể tham khảo một số các công ty nước ngoài có 

nhu cầu tuyển dụng thường xuyên trong ngành này là: Unilever, Kimberly, Bia Việt Nam, San Miguel, 

Dutch Lady…

Ngoài ra còn có rất nhiều các công ty nhà nước và doanh nghiệp tư nhân trong nước chuyên về xử lý 

chất thải, môi trường, thực phẩm…có nhu cầu tuyển dụng chuyên viên CNSH.
 
Các chuyên viên CNSH sẽ ứng dụng kiến thức và kỹ năng áp dụng khoa học kỹ thuật để thiết kế, tạo 

ra các giống cây trồng, vật nuôi, vi sinh mới có tính năng ưu việt hơn giống hiện có. Từ những loại vi 

sinh mới, các bạn tạo ra những thức ăn mới, thuốc tân dược, chất xét nghiệm bệnh, những enzym mới 

và những kích thích tố mới. Chuyên viên CNSH sử dụng nhiều phương pháp CNSH tiên tiến như kỹ 

thuật tái phối hợp DNA để nhân bản gen và kỹ thuật chuyển gen giữa các sinh vật, kỹ thuật nuôi cấy 

mô thực vật và động vật, kỹ thuật sáp nhập protoplasts của tế bào động vật và thực vật hay kỹ thuật 

tái tạo cây và con từ một đơn bào v.v…
 
Lĩnh vực CNSH rất rộng lớn, bởi vậy, những bạn làm việc trong ngành này có thể tham gia ở rất 

nhiều lĩnh vực như: chuyên về di truyền học, y học, thực vật học, nông nghiệp và các khoa học khác 

liên quan đến CNSH v.v…
 
Chuyên viên CNSH có thể tham gia công tác tại các cơ quan nhà nước, trung tâm hoặc viện nghiên 

cứu, các công ty, xí nghiệp chọn tạo giống cây con, hoặc chế biến các sản phẩm nông, thủy, hải sản 

v.v… Ngoài ra các bạn sinh viên ngành CNSH cũng có thể làm việc trong các tổ chức liên quan đến 

ngành môi trường. Công việc của chuyên viên CNSH thường diễn ra trong các phòng thí nghiệm, các 

khu vực kỹ thuật tương đối khép kín. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà điều kiện làm việc của chuyên 

viên CNSH bó hẹp trong môi trường khép kín. Việc đi thực tế, lấy kinh nghiệm từ thực tiễn sản xuất 

cũng rất quan trọng với những bạn làm trong ngành này.



XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH CÔNG NGHỆ SINH HỌC

Theo "Kế hoạch tổng thể phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học ở Việt Nam đến năm 2020" đã 

được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 22/1/2008, việc phát triển và ứng dụng công nghệ sinh 

học sẽ tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực nông – lâm - ngư nghiệp, công nghiệp chế biến thực phẩm, 

vệ sinh an toàn thực phẩm, y - dược và bảo vệ sức khoẻ con người, bảo vệ môi trường.


 
Quan điểm xuyên suốt là xây dựng và phát triển công nghiệp sinh học ở nước ta trở thành một ngành 

kinh tế - kỹ thuật mũi nhọn, có vai trò quan trọng, phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện 

đại hoá đất nước và ứng dụng rộng rãi, có hiệu quả công nghệ sinh học vào sản xuất và đời sống.    
 
Một trong những nhiệm vụ chủ yếu của kế hoạch là tập trung nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng 

dụng công nghệ gien, công nghệ tế bào, công nghệ vi nhân giống, vi sinh, công nghệ enzym và protein, 

công nghệ di truyền... để tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi mới, có đặc tính ưu việt, phù hợp với 

yêu cầu của thị trường. Đồng thời, nghiên cứu, phát triển và ứng dụng mạnh mẽ công nghệ sinh học 

trong lĩnh vực y - dược để tạo ra các sản phẩm y - dược mới, hiệu quả chữa bệnh cao, các dịch vụ y 

học công nghệ cao nhằm phòng chống hữu hiệu các loại dịch bệnh nguy hiểm, đáp ứng ngày càng tốt 

nhu cầu đa dạng về chăm sóc sức khoẻ của người dân. Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ 

sinh học để tạo ra các công nghệ, sản phẩm thân thiện với môi trường, xử lý các chất thải ô nhiễm, 

phục hồi và phát triển các hệ sinh thái tự nhiên, sản xuất nhiên liệu sinh học phục vụ mục tiêu sản 

xuất sạch hơn và bảo đảm an ninh năng lượng.
 
Theo kế hoạch, giai đoạn 2006-2010 đào tạo được trên 8.000 cán bộ khoa học có trình độ đại học và 

sau đại học về công nghệ sinh học, trong đó có 200 tiến sĩ, 800 thạc sĩ, gửi đi đào tạo ở nước ngoài 

khoảng 100 lượt người; đào tạo ở trong nước được 3.000 kỹ thuật viên. Đến giai đoạn 2011-2015 đào 

tạo được trên 12.000 cán bộ khoa học có trình độ đại học và sau đại học. 
 
Như vậy, trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ngành CNSH được coi ngành kinh 

tế - kỹ thuật mũi nhọn, có vai trò quan trọng. Nhu cầu về ngành công nghệ sinh học ngày càng lớn 

hơn. Mặc dù năng lực nghiên cứu, triển khai CNSH của nước ta hiện nay đã tiến được một bước khá 

dài: Từ chỗ chúng ta chỉ tiến hành những nghiên cứu đơn giản và thường dừng lại ở phòng thí nghiệm, 

đến nay chúng ta đã có nhiều công trình nghiên cứu công nghệ cao được thế giới công nhận và nhiều 

công nghệ đã được đưa vào sản xuất. Tuy nhiên phải nhìn nhận một cách nghiêm túc, lĩnh vực nghiên 

cứu và triển khai CNSH của chúng ta còn rất lạc hậu, trang thiết bị hiện đại phục vụ ngành học còn 

chưa đầy đủ và yếu kém.

Tuyết Mai 
(Tổng hợp)
Comments