TRANG CHỦ‎ > ‎

ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐCSVN

Thông báo Gần đây

Hiển thị bài đăng 1 - 5trong tổng số 6. Xem nội dung khác »

Học trung cấp chính quy cấp tốc

đăng 00:54 17 thg 10, 2014 bởi Người dùng không xác định   [ cập nhật 01:33 27 thg 7, 2016 bởi Hồng Lợi ]

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI

TRƯỜNG TRUNG CẤP CÔNG NGHỆ & QUẢN TRỊ ĐÔNG ĐÔ


 THÔNG BÁO TUYỂN SINH TRUNG CẤP CHÍNH QUY

 

HÌNH THỨC TUYỂN SINH: Xét tuyển.    

 

ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH:

* Hệ 1 năm: Sinh viên đã tốt nghiệp nghề dài hạn hoặc Trung cấp, CĐ, ĐH không cùng ngành.

* Hệ 2 năm: Học sinh học hết lớp 12 THPT hoặc bổ túc THPT.

Hệ 3 năm: Học sinh tốt nghiệp THCS.

 

CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO:

            - Hành chính văn thư

            - Văn thư – Lưu trữ

            - Thư viện – Thiết bị trường học

            - Kế toán

            - Tài chính ngân hàng

            - Công nghệ thông tin

 - Pháp luật

 - Kỹ thuật chế biến món ăn

            

THỜI GIAN HỌC: học vào các buổi sáng, tối, hoặc thứ 7 - chủ nhật. Trong quá trình học, sinh viên được phép chuyển buổi học cho phù hợp với công việc.

 

VĂN BẰNG TỐT NGHIỆPTrung cấp chính quy (được liên thông với tất cả các trường Cao đẳng - Đại học trên toàn quốc).


HỒ SƠ GỒM:

            1. Bản sao bằng và học bạ THPT (đối với hệ 2 năm) hoặc THCS (3 năm)

            2. Bản sao bằng và bảng điểm văn bằng 1 (đối với hệ 1 năm)

            3. Bản sao giấy khai sinh

            4. ảnh 3x4 (2 cái).

            5. Bản sao CMND

 

ĐỊA CHỈ:

1.    Số 6 (đầu ngõ 97), phố Phạm Ngọc Thạch, Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội.

2.    E21 ngõ 68 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

 

LIÊN HỆ PHÒNG ĐÀO TẠO:

 Cô Lợi:  04. 321 233 67 - 0988 796 180 – 0914.840.987

Email: phong.daotao@dongdoctm.edu.vn

Blog: http://trungcapdongdo.blogspot.com/

Face book: https://www.facebook.com/TrungCapCongNgheVaQuanTriDongDo?ref=hl

ĐĂNG KÝ HỌC   (hoặc copy link dưới để dán vào trình duyệt web)

https://docs.google.com/forms/d/1eC3-U_5weoZkncNcOzRYzMiGrzGs-a16nPmZWmNIj60/viewform

NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP

đăng 02:13 15 thg 10, 2014 bởi Người dùng không xác định


1. Nguyên nhân thắng lợi.
- Nhờ có sự lãnh đạo sáng suốt và tài tình của Đảng đứng đầu là Chủ Tịch Hồ Chí Minh với đường lối quân sự, chính trị ngoại giao đúng đắn, đó là: Kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, thực hiện đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện trường kỳ và tự lực cánh sinh.
- Nhân dân ta có truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm.
- Nhờ toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đoàn kết một lòng quyết tâm chiến đấu vì độc lập tự do cho Tổ Quốc.
- Nhờ xây dựng được hậu phương vững chắc đã huy động cao nhất sức người , sức của cho cuộc kháng chiến.
- Nhờ tinh thần đoàn kết chiến đấu của ba nước Đông Dương, sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa, sự đồng tình ủng hộ của nhân dân tiến bộ trên thế giới.

2. Ý nghĩa lịch sử:
a. Đối với dân tộc
- Buộc Pháp phải thừa nhận độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ
của ViệtNam. Chấm dứt ách thống trị của Pháp gần một thế kỷ: Buộc Pháp phải rút quân về nước.
- Mở ra một kỹ nguyên mới trong lịch sử dân tộc: Độc lập tự do và đi lên chủ nghĩa xã hội.
- Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, thành quả cách mạng tháng tám được bảo vệ, tạo điều kiện để miền Bắc đi lên chủ nghĩa xã hội.

b. Đối với thế giới
- Giáng một đòn mạnh mẽ vào chủ nghĩa thực dân kiểu cũ, vào tham vọng xâm lược và nô dịch của chủ nghĩa đế quốc, góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chúng.
- Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
- Đập tan âm mưu của đế quốc Mỹ muốn thay chân Pháp độc chiếm Đông Dương để ngăn chặn phong trào giải phóng dân tộc và ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội ở vùng Đông Nam Á.
- Chứng minh một chân lý của thời đại: “Trong điều kiện thế giới ngày nay một dân tộc dù đất không rộng, người không đông, nếu quyết tâm chiến đấu vì độc lập tự do, có đường lối quân sự chính trị đúng đắn, được quốc tế ủng hộ thì hoàn toàn có khả năng đánh bại mọi thế lực đế quốc hung bạo”

Câu hỏi ôn tập môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

đăng 01:49 15 thg 10, 2014 bởi Người dùng không xác định


Tập hợp các câu hỏi ôn tập

1.. Tại sao khi phân tích nguyên nhân những hạn chế của hệ thống chuyên chính vô sản , ĐCSVN 

khẳng định nguyên nhân đầu tiên là do chúng ta duy trì quá lâu cơ chế quản lý tập trung quan 

liêu bao cấp ?

2. Anh chị hiểu thế nào về cơ chế quản lý tập trung, quan liêu bao cấp? Hiện nay biểu hiện 

cơ chế này còn không?

3. Tại sao trong giai đoạn 1954-1985 hệ thống chính trị của chúng ta lại được gọi là hệ thống 

chuyên chính vô sản
?

4. Hội nghị TW 6( 11/39) đã mở đầu cho đương lối đấu tranh giai phóng dân tọc, hội nghị TW 8 

(5/41) hoàn thành đương lối này. Hãy chứng minh.

5. Anh chị hiểu như nào là tư tưởng trường kì kháng chiến của đảng được nêu lên trong tác 

phẩm "kháng chiến nhất định thắng lợi" của đồng chí Trường Chinh. Hãy chứng minh?

6. Đại hội lần thứ mấy của Đảng CSVN khẳng định cách mạng VN phải tiến hành đồng thời 2 

nhiệm vụ chiến lược là cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng XHCN. Anh,chị hãy phân    

tích, chứng minh mối quan hệ giữa 2 nhiệm vụ đó.

7.Đại hội thứ mấy ta bắt đầu sử dụng cụm từ "Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ 

nghĩa"? Nêu nội dung. 


8. Tại sao ĐCS Việt Nam khẳng định: "Tên gọi của hệ thống chính trị ở mỗi giai đoạn đều phản   

ánh tình hình thực tế và nhiệm vụ trọng tâm của cm VN trong từng giai đoạn cụ thể". Chứng 

minh bằng 1 giai đoạn nhất định.


9. Đảng cộng sản lần 6 đã đánh dấu sự thay đổi tư duy trong nhận thức về nội dung cụ thể của 

công nghiệp hóa trong thời kì quá độ lên CNXH ở VN ntn ? Phân tich


10. Hôi nghị trung ương đảng nào đã nêu khái niệm về công nghiệp hóa, phân tích khái niệm đó? 


11.Phân tích ưu và nhược điểm của cơ chế thị trường


12. Sao VN phải chuyển từ bao cấp sang kinh tế thị trường định hướng XHCN


13. Quá trình đổi mới tư duy của đảng về công nghiệp hóa đất nước từ 1986 đến nay?

14. Kinh tế tri thức?

15. Chủ trương của đảng hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa?

16. Chỉ đạo và chủ chương xây dựng và phát triển nền văn hóa trong thời ký đổi mới?

17. Đường lối đối ngoại hội nhập kinh tế thời kỳ đổi mới?

18. Tại đại hội nào đề ra nghị quyết cách mạng miên Nam là khởi nghia dành chính quyền về tay nhân dân?

19. Cơ chế thị trường là gì? Bản chất?

20. Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Cừ đã quay lại với tư tưởng HCM trong đại hộ 6 tháng 11-1939. 

Tư tưởng là gì ? Hãy chứng minh

21.Hội nghị nào định hướng bạo lực cách mạng với cách mạng miền Nam thời kì đầu chống Mỹ ?

22. Phân tích nhận định sau: đặc trưng của quá trình công nghiệp hóa ở nước ta giai đoạn 1960-

1985 là mô hình nền kinh tế khép kín, hướng nội ?

Công lao của Nguyễn Ái Quốc đối với cuộc vận động thành lập Đảng cộng sản Việt Nam?

đăng 01:47 15 thg 10, 2014 bởi Người dùng không xác định

* Nguyễn Ái Quốc tìm đường cứu nước giải phóng dân tộc: 

- Ngày 5 - 6 - 1911, từ cảng Nhà Rồng, Nguyễn Ái Quốc làm phụ bếp trên tàu Đô đốc Trêvin và bắt đầu cuộc hành trình vạn dặm, hòa mình vào cuộc sống lao động Pháp để tìm đường cứu nước. Từ 1911 đến 1917, Người đã đến nhà nước châu Âu, châu Phi và châu Mĩ. Cuối năm 1917, Người trở lại Pháp theo đuổi lí tưởng của Đại Cách mạng Pháp: Tự do, Bình đẳng và Bác ái.

- Ngày 18 - 6 - 1919, thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Nguyễn Tất Thành với tên gọi là Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội nghị Véc-xai Bản yêu sách của nhân dân An Nam.

- Giữa năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê-Nin. Từ đây người tìm ra con đường cứu nước giải phóng dân tộc.

* Nguyễn Ái Quốc truyền bá CN Mác-Lênin chuẩn bị thành lập đảng:
- Năm 1921, cùng với một số người yêu nước của An-giê-ri, Ma-rốc, Tuy-ni-di,... Nguyễn Ái Quốc lập ra Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa ở Pa-ri để đoàn kết các lực lượng cách mạng chống chủ nghĩa thực dân.

- Tháng 6 - 1923, Nguyễn Ái Quốc bí mật rời nước Pháp sang Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế Nông dân ( 10 - 1923 ) và được bầu vào Ban chấp hành Hội. Người ở lại Liên Xô, vừa nghiên cứu, học tập, viết bài cho báo Sự thật của Đảng Cộng sản Liên Xô, tạp chí Thư tín Quốc tế của Quốc tế Cộng sản. Tại Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V ( 1924 ), Nguyễn Ái Quốc trình bày lập trường quan điểm của mình về vị trí chiến lược của cách mạng các nước thuộc địa, về mối quan hệ giữa phong trào công nhân ở các nước đế quốc với phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa, về vai trò và sức mạnh to lớn của giai cấp nông dân ở các nước thuộc địa.

- Ngày 11 - 11 - 1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu ( Trung Quốc ) để trực tiếp đào tạo cán bộ, xây dựng tổ chức cách mạng, truyền bá lí luận cách mạng giải phóng dân tộc vào Việt Nam. Người đã tiếp xúc với các nhà cách mạng Việt Nam đang hoạt động ở đây và chọn một số thanh niên hăng hái trong tổ chức Tâm tâm xã, mở các lớp huấn luyện chính trị ngắn hạn để đào tạo họ thành cán bộ cách mạng đưa về nước hoạt động.

- Nhờ hoạt động của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, phong trào cách mạng ở trong nước ngày càng phát triển sôi nổi, khuynh hướng các mạng vô sản dần dần chiếm ưu thế trong phong trào dân tộc. Đến năm 1929, Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đã xây dựng cơ sở ở khắp ba kì.Những hoạt động của Người từ 1911 đến 1929 có tác dụng quyết định trong việc chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và đạo đức cho việc thành lập chính đảng của giai cấp vô sản Việt Nam.

* Nguyễn Ái Quốc đã thống nhất 3 đảng:
- Sau một thời gian dài hoạt động có hiệu quả, tổ chức Hội Việt Nam cách mạng thanh niên dần dần mất vai trò lịch sử. Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng trong nước đòi hỏi phải có một đảng cách mạng tiên phong đủ sức lãnh đạo và đưa phong trào tiếp tục ......... Để đáp ứng nhu cầu đó, từ giữa đến cuối năm 1929, ở Việt Nam đã lần lượt xuất hiện ba tổ chức cộng sản là Đông Dương Cộng sản đảng, An Nam Cộng sản đảng và Đông Dương Cộng sản liên đoàn.

- Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản nói trên đánh dấu sự phát triển vượt bậc của phong trào cách mạng nước ta. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động, các tổ chức này đã đả kích lẫn nhau, làm giảm uy tín của các tổ chức cộng sản và gây ảnh hưởng tiêu cực đến phong trào cách mạng đang lên.

- Từ 3 - 2 đến 7 - 2 - 1930, Nguyễn Ái Quốc triệu tập hội nghị để hợp nhất các tổ chức cộng sản tại Hương Cảng ( Trung Quốc ). Người chủ trì hội nghị và đã phân tích những hoạt động bè phái, chia rẽ của ba tổ chức cộng sản và tác hại của nó. Do yêu cầu cấp thiết của cách mạng Việt Nam và uy tín đức độ của Người nên đã đã thống nhất được các tổ chức cộng sản. Hội nghị nhất trí hợp nhất các tổ chức cộng sản Việt Nam thành đảng duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.
* Thành lập ĐCSVN:
- Thông qua chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo đã vạch ra đường lối, phương hướng cơ bản cho cách mạng Việt Nam ( đây chính là bản cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam ).
=>Hai thập niên đầu thể kỉ XX, với những hoạt động cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã truyền bá chủ nghĩa Mác-LêNin vào Việt Nam, chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho việc thành lập Đảng. Đồng thời, Người đã thành công trong việc hợp nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam.

Đánh giá tình hình phân hóa giai cấp của xã hội Việt Nam dưới sự thống trị của thực dân Pháp và ảnh hưởng của nó tới cách mạng Việt Nam.

đăng 01:40 15 thg 10, 2014 bởi Người dùng không xác định   [ đã cập nhật 01:44 15 thg 10, 2014 ]

Sự phân hoá của các giai cấp trong xã hội Việt Nam là kết quả của chính sách thống trị và khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. 
Có thể nêu tóm lược về chính sách khai thác của thực dân Pháp trên phương diện Chính trị, Kinh tế, Xã hội. Từ những chính sách cai trị, đặc biệt từ chính sách kinh tế, xã hội Việt Nam đã có thay đổi.
Sau khi đặt ách thống trị lên Việt Nam chúng bắt tay ngay vào khai thác thuộc địa nước ta. Chính vì thế chúng cần một lượng lớn nhân công lao động do đó giai cấp công nhân đã ra đời. Ngay sau đó các giai cấp khác cũng lần lượt ra đời đó là giai cấp tư bản, giai cấp tiểu tư sản điều này đã làm cho xã hội Việt Nam có sự phân hóa hết sức sâu sắc. Mỗi giai cấp lại có một đặc điểm riêng biệt việc xác định giai cấp lãnh đạo cách mạng là rất quan trọng.

 Địa chủ phong kiến:
Giai cấp địa chủ phong kiến tồn tại hàng nghìn năm trong lịch sử từ địa vị là giai cấp thống trị nay trở thành tay sai cho thực dân Pháp câu kết với thực dân Pháp bóc lột nhân dân ta. Giai cấp địa chủ được chia thành:
+ Đại địa chủ: có nhiều ruộng đất, câu kết với thực dân Pháp bóc lột nhân dân ta
+ Trung địa chủ
+ Tiểu địa chủ
- Những địa chủ phong kiến phản cách mạng được thực dân Pháp dung dưỡng và nuôi béo vì vậy đây chính là đối tượng của cách mạng
- Những địa chủ phong kiến bị đế quốc chèn ép có tinh thần dân tộc và tinh thần cách mạng. Tuy nhiên cũng không trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng.

 Giai cấp nông dân
- Chiếm 90% trong xã hội phong kiến thực dân Việt Nam bao gồm: Phú nông, trung nông, bần nông, cố nông
- Giai cấp nông dân bị địa chủ phong kiến và đế quốc bóc lột nặng nề, đế quốc bóc lột nhân dân bằng sưu cao thuế nặng, địa chủ bóc lột nhân dân bằng cướp đoạt ruộng đất, địa tô, cướp đoạt ruộng đất dẫn đến giai cấp nông dân bị đẩy vào đường cùng.
- Giai cấp nông dân là lực lượng đông đảo nhất và hăng hái nhất có vai trò quyết định đến cuộc giải phóng dân tộc, bị đế quốc và địa chủ chèn ép mâu thuẫn đặc biệt với đế quốc thực dân và phong kiến tay sai phản động vừa có mâu thuẫn về dân tộc vừa có mâu thuẫn về giai cấp trong đó mâu thuẫn dân tộc là lớn nhất. Tuy nhiên giai cấp nông dân cũng không thể trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng do trình độ văn hoá thấp.

 Giai cấp công nhân
- Ra đời trong cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ngay từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất.
- Giai cấp công nhân Việt Nam còn rất trẻ chiếm 1% dân số, trình độ văn hoá kỹ thuật rất thấp.
- Đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam: Ngoài những đặc điểm chung với giai cấp công nhân thế giới giai cấp công nhân Việt Nam còn có những đặc điểm riêng biệt khác so với giai cấp công nhân thế giới.

* Đặc điểm riêng của giai cấp công nhân Việt Nam
- Chịu 3 tầng áp bức bóc lột (Đế quốc, tư bản trong nước, địa chủ phong kiến).
- Phần lớn xuất thân từ giai cấp nông dân cho nên họ gắn bó với dân tộc có mới quan hệ gần gũi với nhân dân và có mối thâm thù với thực dân Pháp.
- Ra đời trước tư sản lực lượng đồng nhất không bị phân tán về lực lượng và sức mạnh.
- Kế thừa truyền thống yêu nước đấu tranh của dân tộc.
- Do ra đời muộn giai cấp công nhân Việt Nam tiếp thu được ảnh hưởng của phong trào cách mạng thế giới, ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin và cách mạng tháng Mười Nga.
- Giai cấp công nhân Việt Nam đã sớm trở thành một lực lượng chính trị độc lập, có đủ điều kiện và năng lực để lãnh đạo cách mạng.

 Giai cấp tư sản
- Ra đời trong cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp sau chiến tranh thế giới thứ nhất họ đã trở thành một giai cấp rõ rệt trước đó họ chỉ được gọi là một tầng lớp.
- Tư sản mại bản là những tư bản hoạt động trong lĩnh vực thầu khoán, công nghiệp và xây dựng có quyền lợi gắn liền với thực dân Pháp trở thành đối tượng của cách mạng.
- Tư sản dân tộc là những nhà tư sản vừa và nhỏ có xu hướng kinh doanh độc lập bị tư sản Pháp chèn ép nên họ có tinh thần dân tộc chống thực dân Pháp, chống phong kiến. Giai cấp này có tư tưởng dao động do đó cũng không thể trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng.

 Giai cấp tiểu tư sản
- Hình thành trong cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp sau chiến tranh thế giới thứ nhất bao gồm: Trí thức, học sinh-sinh viên, công chức, tiểu thương, tiểu chủ, dân nghèo thành thị. Họ sống chủ yếu ở thành thị và khu công nghiệp bị thực dân Pháp chèn ép dễ bị rơi vào tình trạng thất nghiệp.

- Giai cấp tiểu tư sản cũng rất hăng hái tham gia cách mạng và là một trong những động lực đáng kể của cách mạng, họ là đồng minh của giai cấp công nhân có thể đi với giai cấp công nhân đến xã hội chủ nghĩa.Tuy nhiên tư tưởng của họ rất dao động do đó cũng không thể trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng.


Tóm lại sự phân hoá các giai cấp trong xã hội Việt Nam là kết quả của quá trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. Trong đó sự xuất hiện của giai cấp công nhân giai cấp mang sứ mạng lịch sử là đoàn kết và lãnh đạo các giai cấp khác đứng lên đấu tranh chống đế quốc Pháp giải phóng dân tộc. Ngoài ra các giai cấp nông dân có lực lượng đông đảo có ý nghĩa quyết định đến thắng lợi của cách mạng. Các giai cấp khác nếu đi theo cách mạng cần phải lôi kéo về phía cách mạng, còn lực lượng chống đối cách mạng sẽ là đối tượng của cách mạng.
Sự phân hóa giai cấp cũng đưa đến những khuynh hướng đấu tranh cách mạng khác nhau để từ thực tiễn lịch sử có thể nhận thấy con đường cách mạng vô sản là phù hợp nhất với cách mạng Việt Nam.

Ý nghĩa sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam?

đăng 01:38 15 thg 10, 2014 bởi Người dùng không xác định

Ý nghĩa sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam

- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời với Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã mở ra thời kì mới cho cách mạng Việt Nam: thời kì đấu tranh giành độc lập dân tộc tiến lên chủ nghĩa xã hội. Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã xác định được những nội dung cơ bản nhất của con đường cách mạng Việt Nam. Cương lĩnh ra đời đã đáp ứng được những nhu cầu bức thiết của lịch sử và trở thành ngọn cờ tập hợp, thống nhất các tổ chức cộng sản, các lực lượng cách mạng và toàn thể dân tộc trong sự nghiệp đấu tranh vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. 

- Cách mạng Việt Nam từ đây có đường lối cách mạng đúng đắn và tổ chức cách mạng tiên phong lãnh đạo, chấm dứt sự khủng hoảng và bế tắc về con đường cứu nước: “Từ cuối thế kỷ XIX đến những thập niên đầu thế kỷ XX, nhân dân ta liên tiếp nổi dậy chống chủ nghĩa thực dân. Tiếp nối các phong trào Văn Thân và Cần Vư¬ơng, phong trào yêu n¬ớc ba mư¬ơi năm đầu thế kỷ XX diễn ra vô cùng anh dũng, từ khởi nghĩa Yên Thế và các phong trào Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục, Duy Tân đến khởi nghĩa Yên Bái… như¬ng không thành công vì thiếu một đư¬ờng lối đúng”. “Năm 1930, kế thừa “Hội Việt Nam cách mạng thanh niên” và các tổ chức cộng sản tiền thân, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, đánh dấu b¬ước ngoặt của cách mạng Việt Nam”.

- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. Điều đó nói lên quy luật ra đời của Đảng và cũng chứng tỏ giai cấp công nhân mà đội tiên phong là Đảng Cộng sản Việt Nam đã trưởng thành và có đủ những yếu tố cơ bản nhất để khẳng định sự đảm nhiệm vai trò lãnh đạo đối với cách mạng Việt Nam. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đánh dấu bước phát triển vế chất của cách mạng Việt Nam. 

- Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập khẳng định dứt khoát con đường đi lên của dân tộc Việt Nam từ 1930 là con đường cách mạng vô sản. Đó là sự lựa chọn của chính nhân dân Việt Nam, chính lịch sử dân tộc Việt Nam trong quá trình tìm con đường giải phóng dân tộc.

- Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chứng tỏ rằng: Giai cấp công nhân Việt Nam đã trưởng thành, đủ sức lãnh đạo cách mạng. Đó cũng là cột mốc lớn đánh dấu bước ngoặt trọng đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước kéo dài mấy chục năm đã được giải quyết. Từ đây, cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, một Đảng Mác- Lênin chân chính với đường lối cách mạng khoa học và sáng tạo là cơ sở lý luận vững chắc đảm bảo mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam, đáp ứng đầy đủ yêu cầu của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và công cuộc phát triển của đất nước.

- Sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam và Cư¬ơng lĩnh đư¬ợc thông qua ở Hội nghị thành lập Đảng, từ năm 1930 cách mạng Việt Nam có đư¬ợc đư¬ờng lối chính trị toàn diện đề ra mục tiêu và ph¬ương pháp đấu tranh thích hợp, giải quyết triệt để những mâu thuẫn cơ bản của xã hội, đồng thời có đư¬ợc tổ chức Đảng cách mạng để lãnh đạo và tổ chức phong trào cách mạng. Sự ra đời của Đảng đã tạo những tiền đề và điều kiện để đ¬ưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác trên con đường giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc và xây dựng đất nước được, mở đầu bằng thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám 1945 và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

- Đảng ra đời làm cho cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới. Từ đây giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam tham gia một cách tự giác vào sự nghiệp đấu tranh cách mạng của nhân dân thế giới. 

- Sự đúng đắn của Cương lĩnh chính trị đầu tiên đã được khẳng định bởi quá trình khảo nghiệm của lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước quá độ đi lên CNXH của dân tộc ta từ khi Đảng ra đời và đến nay vẫn là ngọn cờ dẫn dắt nhân dân ta trong công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vì mục tiêu "dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh".

1-6 of 6