Học trung cấp KẾ TOÁN ra làm gì? Học những gì, cơ hội việc làm của ngành KẾ TOÁN

đăng 18:21 10 thg 11, 2013 bởi Người dùng không xác định   [ cập nhật 06:53 16 thg 9, 2015 bởi Hồng Lợi ]

GIỚI THIỆU TRUNG CẤP KẾ TOÁN CHÍNH QUY

CƠ HỘI VIỆC LÀM VÀ NỘI DUNG HỌC TẬP

Học trung cấp KẾ TOÁN ra làm gì? Học những gì, cơ hội việc làm của ngành KẾ TOÁN



Về kiến thức:

Học ngành Kế toán của trường, sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức và kĩ năng chuyên ngành: Kế toán doanh nghiệp, Kế toán hành chính sự nghiệp, kế toán thuế, Kế toán tài chính, …

Đặc biệt, nhà trường tập trung trang bị các kĩ năng mềm cho sinh viên, nhằm hỗ trợ sinh viên thích ứng với công việc tại các môi trường làm việc khác nhau và dễ dàng xin việc sau khi ra trường. Các kỹ năng mềm được đào tạo như: kĩ năng lập báo cáo tài chính, kỹ năng lập báo cáo thuế, kỹ năng giao tiếp, kĩ năng thuyết trình báo cáo tài chính, kĩ năng thu nhận và xử lí thông tin, … Trước khi tốt nghiệp, sinh viên được đào tạo kỹ năng “Làm Kế toán trên Excel” để có chuẩn bị tốt nhất khi xin việc. 

Về kỹ năng

Sinh viên được trang bị các kỹ năng nghề nghiệp, bao gồm kỹ năng xử lý các nghiệp vụ, kỹ năng phân tích và xử lý tình huống, thu thập, xử lý và cung cấp thông tin về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập và phân tích các báo cáo tài chính.

Ngoài ra, sinh viên cũng được trang bị kỹ năng phân tích tài liệu Kế toán theo hướng chuyên sâu, phân tích và trình bày các vấn đề một cách rõ ràng, logic và có tính sáng tạo, có kỹ năng phối hợp và thực hiện công việc trong môi trường làm việc theo nhóm, kỹ năng lãnh đạo và các giá trị đạo đức nghề nghiệp từ đó nâng cao khả năng thành công trong môi trường làm việc của các Kế toán viên chuyên nghiệp.


Cơ hội việc làm

Sinh viên tốt nghiệp ngành Kế toán có thể hướng tới những vị trí làm việc trong hầu hết các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, hệ thống các cơ quan quản lý tài chính của Nhà nước, các đơn vị thuộc lĩnh vực công, các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ.

Các vị trí đảm nhận cụ thể như sau:

Tại cơ quan nhà nước

 Chuyên viên kế toán, chuyên gia lập và phân tích kế hoạch tài chính, kiểm toán nội bộ; tại các cơ quan quản lý nhà nước: Quản lý tài chính các dự án, chuyên viên kế toán, chuyên gia lập và phân tích kế hoạch tài chính, kiểm toán Nhà nước, thanh tra kinh tế.

Tại doanh nghiệp:

Ngoài ra, có thể làm việc tại các công ty Kế toán, Kiểm toán với vị trí chuyên gia kế toán, kiểm toán, chuyên gia phân tích tài chính, chuyên gia tư vấn kế toán, chuyên gia tư vấn thuế, chuyên gia tư vấn ngân hàng - tín dụng; tại các tổ chức xã hội: Kiểm soát tài chính, chuyên gia lập và phân tích kế hoạch tài chính, chuyên gia quản lý quỹ, chuyên viên kế toán.

Kế toán là bộ phận không thể thiếu ở tất cả các đơn vị tổ chức. Vì vậy thị trường việc làm của nghề này rất rộng lớn. Năm 2010, nước ta sẽ có khoảng 500.000 doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp cần từ 3-5 kế toán viên…

Đó là chưa kể tới các loại hình đơn vị khác như ngoài doanh nghiệp là các đơn vị hoạt động vì mục đích lợi nhuận như: Cty cổ phần, Cty TNHH, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ngân hàng, bảo hiểm…,.

Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc ở các đơn vị công, các đơn vị hoạt động không vì lợi nhuận như: các cơ quan hành chính sự nghiệp, trường học, bệnh viện…

Comments